truy vet

Ứng dụng các quốc gia trên thế giới dùng truy vết Covid-19 là gì?

Covid-19 lan rộng trên toàn cầu với diễn biến hức tạp. Một số quốc gia ghi nhận những khống chế tình hình dịch bệnh nhưng một số quốc gia vẫn trong tình trạng khẩn cấp. Các quốc gia trên thế giới đã dùng ứng dụng gì để truy vết người nghi nhiễm Covid-19 qua sóng Bluetooth. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu công nghệ đó thông qua nội dung bài viết này.

Ứng dụng TraceTogether tại Singapore

Được ra đời từ tháng 3.2020 nhằm kiểm soát chặt chẽ và khống chế sự bùng phát của dịch Covid-19, TraceTogetther được người dân Singapore lựa chọn sử dụng.

Khi cài đặt ứng dụng, những người tiếp xúc gần với người bệnh được xác định trong khoảng cách 2m. Theo đó, TraceTogetther sẽ lưu lịch sử tiếp xúc của người dùng qua kết nối Bluetooth từ smartphone.

Người dùng ứng dụng cần bật Bluetooth liên tục. Khi phát hiện ca bệnh mới, cơ quan chức năng lập tức khoanh vùng những ca tiếp xúc với bệnh nhân qua TraceTogetther. Khi một người nằm trong danh sách nghi nhiễm sẽ được yêu cầu chia sẻ dữ liệu tiếp xúc.

truy vet

Ứng dụng CovidSafe tại Australia

Truy vết người nghi nhiễm Covid-19 qua công nghệ xác định lịch sử tiếp xúc, công nghệ CovidSafe của Australia cũng sử dụng sóng Bluetooth.

Khi tải ứng dụng về máy, qua công nghệ Bluetooth sẽ ghi lại lịch sử tiếp xúc giữa 2 người sử dụng smartphone. Dựa trên các thông tin đăng nhập gồm tuổi, điện thoại, địa chỉ nhằm tạo ra một ID cho mỗi người dùng ứng dụng.

Khi 2 người tiếp xúc thời gian đủ lâu, mã ID sẽ tự động lưu lịch sử tiếp xúc. Do đó khi có người bị nhiễm Covid-19, cơ quan chức năng yêu cầu họ chia sẻ dữ liệu tiếp xúc lên cơ sở dữ liệu quốc gia. Qua đó, cơ quan chức năng sẽ liên hệ với những người tiếp xúc có trong lịch sử dữ liệu của người bệnh. Sau khi hết đại dịch, dữ liệu quốc gia CovidSafe sẽ bị xóa bỏ.

Ứng dụng Corona Warn tại Đức

Cuộc chiến với Covid-19 đã khiến các nhà chức trách Đức đưa ra ứng dụng Corona Warn. Ứng dụng truy vết người nghi nhiễm qua lịch sử tiếp xúc, sử dụng công nghệ Bluetooth.

Với người bị nhiễm Covid-19 khi dùng ứng dụng Corona Warn sẽ được yêu cầu tải dữ liệu tiếp xúc trong vòng 14 ngày lên máy chủ. Mã ID của người nhiễm bệnh được truyền đi và ứng dụng đưa ra so sánh tiếp túc để cảnh báo tới người sử dụng Corona Warn.

Ứng dụng SwissCovid tại Thụy Sĩ

Đưa vào sử dụng từ tháng 6.2020, SwissCovid là tên công nghệ mà chính phủ nước này kích hoạt nhằm chống sự lây lan của dịch bệnh.

Khi một người nhiễm Covid-19 sẽ được cung cấp mã Covidcode, nhập vào ứng dụng SwissCovid nhằm cảnh báo những người có tiếp xúc trong thời gian ủ bệnh. Thông báo phát đi với những người tiếp xúc khoảng 2 ngày trước khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

Những người xác định tiếp xúc gần gồm cự ly dưới 1.5m và thời gian trên 15 phút với người bệnh Covid-19 được cảnh báo cao về nguy cơ lây nhiễm. Danh tính của người kích hoạt mã thông báo này được bảo mật.

Ứng dụng Bluezone tại Việt Nam

Ứng dụng sử dụng Buetooth xuyên suốt và cài đặt trên smartphone để ghi nhận tiếp xúc. Truy cập Bluezone sẽ có tính năng quét xung quanh và lịch sử tiếp xúc. Tính năng quét xung quanh tương tự như rada dò tìm những người đã tiếp xúc với bệnh nhân mắc Covid-19.

Từ đó phát đi cảnh báo về nguy cơ lây nhiễm của người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Thời gian đủ lớn, hệ thống sẽ cảnh báo nguy cơ lây nhiễm cao khi trở thành F1.