facebook

Liệu Facebook có là kẻ “biết tuốt”?

Trong danh sách gợi ý kết bạn của Facebook “những người bạn có thể quen” (PYMK) sẽ là những gợi ý người bạn mà bạn có thể quen biết liên quan đến những mối quan hệ bạn bè chung hiển thị là điều dễ hiểu. Nhưng có lúc sẽ có những gới ý kết bạn khiến người dùng không khỏi giật mình bởi sự chính xác đến “đáng sợ”.

Liệu Facebook có “biết tuốt”?

Thông tin từ trang Gizmodo cho hay đã có nhiều tình huống “dở khóc, dở cười” với gợi ý kết bạn này từ Facebook.

Đó là tình huống liên quan đến bí mật của người đàn ông hiến tinh trùng đã diễn ra nhiều năm cho cặp vợ chồng hiếm muộn.

Hầu như chẳng có ai biết thông tin đó nhưng Facebook đã “biết” và gợi ý kết bạn trên Facebook cá nhân của người hiến tinh trùng với đứa trẻ được sinh ra. Trong khi người hiến tinh trùng biết rõ bố mẹ cậu bé nhưng không thực hiện kết bạn.

Một trường hợp khác xảy ra với nhân viên hoạt động xã hội. Lần gặp thứ hai, khách đã biết nick Facebook của chị vì xuất hiện trong PYMK của người này. Dù hai người chưa bao giờ có bất kỳ trao đổi liên lạc nào.

Thêm trường hợp một phụ nữ đã bị cha mình bỏ rơi khi chị mới lên 6. Sau 40 năm, Facebook đã đề xuất kết bạn cho người phụ nữ với người phá hoại cuộc sống của cô năm xưa.

Hay một luật sư đã chia sẻ: “Tôi đã tiến hành xóa Facebook khi PYMK đề xuất một người cùng bào chữa trong sự vụ. Hai người chỉ dùng email liên lạc mà không hề liên quan đến Facebook, điều đó khiến tôi khẳng định Facebook đã rà quét tới cả email công việc của tôi”.

Những tình huống đó sẽ khó lý giải nếu chúng ta cho rằng Facebook chỉ có thể biết những gì ta cung cấp. Tuy nhiên, sẽ dễ hiểu hơn nếu chúng ta hiểu về dạng thức hồ sơ khác mà Facebook lưu trữ, những cái ta không thể biết.

“Hồ sơ chìm”

Ngoài thông tin công khai chính thống chúng ta xây dựng, còn có “hồ sơ chìm” trong thông tin gửi ở hộp thư (Inbox), smartphone của người dùng Facebook khác.

Những thông tin liên lạc chưa từng cung cấp cho mạng xã hội nhưng liên quan tới tài khoản Facebook sẽ khiến Facebook sơ đồ hóa mối quan hệ xã hội của bạn.

Hồ sơ này được xem là tính năng của Facebook nhưng hầu hết người dùng không hay biết phạm vi cũng như quyền lực của chúng.

Bởi chúng chỉ thực hiện trong hộp đen thuật toán từ Facebook, chúng ta không thể đánh giá sự sâu sắc của dữ liệu đến khi có gợi ý kết bạn chúng ta mới “té ngửa”.

Facebook không rà soát email của vị luật sư kể tình huống trên nhưng chắc chắn có lưu email công việc của luật sư đó ở hồ sơ chìm dù không hề cung cấp.

Nếu ai đó dùng Facebook có được email của vị luật sư trong dnah sách liên lạc và chính người đó chia sẻ thông tin với Facbook thì nó sẽ tự kết nối luật sư đó với người có địa chỉ email của luật sư. Đó chính là kết quả của tình huống trên.

Công khai “hồ sơ chìm”

Khi đăng ký tham gia tài khoản, Facebook yêu cầu “nộp” danh sách liên lạc trong bước đầu với lý do là giúp người mới sử dụng tìm kiếm nhiều bạn hơn (Find Friends).

Lựa chọn này trên mọi phương tiện máy tính hay smartphone đều hấp dẫn với gợi ý: “xem ai đang dùng Facebook bằng cách tải lên liên lạc của người dùng.

Dưới đó có nút “bắt đầu” với gợi ý thông tin sẽ gửi tới Facebook để giúp người sử dụng và người khác dễ dàng tìm kiếm bạn bè.

Công khai và hợp thức điều đó, Facebook khuyến nghị yêu cầu kết bạn cho những người có thể quen để tránh sự “đường đột”.

Đương nhiên Facebook hoàn toàn hiểu những người trong gợi ý đó chưa hẳn đã muốn kết bạn.

Khi người dùng nhấn đồng ý chia sẻ danh sách thì dữ liệu liên lạc của người dùng sẽ “nằm gọn” trong tay Facebook và nhà mạng này sử dụng dữ liệu đó để tìm mối liên hệ với mọi người người dùng biết và người dùng không thể hiểu chuyện đó xảy ra ra sao.