giac mac 1

Chỉ 10 phút có thể tạo ra giác mạc nhân tạo bằng công nghệ in 3D

Công nghệ ngày càng phát triển mang đến những ứng dụng tuyệt vời cho nhân loại. Trong đó việc chế tạo giác mạc nhân tạo chỉ trong 10 phút từ máy in 3D sẽ tạo ra một nguồn cung ứng bộ phận thân thể của con người.

Đó là công trình của các nhà nghiên cứu tại Đại học Newcastle (Anh) khi chế tạo thành công máy in 3D đầu tiên thế giới có thể in giác mạc cứu cho những bệnh nhân mù lòa.

giac mac 2

Với công nghệ “mực in sinh học” kết hợp cùng tế bào giác mạc gốc, trong 10 phút sẽ “in” được giác mạc nhân tạo thay thế cho bệnh nhân.

Cơ hội của hàng triệu bệnh nhân trong tương lai sẽ rộng mở với nghiên cứu thành công của các nhà khoa học trong tạo ra giác mạc nhân tạo.

giac mac

Một chuyên gia nhận xét, yếu tố khó nhất trong công nghệ tạo giác mạc từ máy in 3D là tạo ra loại mực in đủ mỏng để có thể phun qua ống của vòi 3D. Đồng thời yêu cầu loại mực này phải đủ cứng để giữ được hình dạng cũng như cấu trúc 3D của chúng. Theo đó, các nhà nghiên cứu đã bổ sung alginate cùng tế bào gốc được chiết xuất từ giác mạc với colagen kèm một số protein.

Giác mạc là điểm nhìn quan trọng nơi anh sáng đi qua. Do vậy nếu bị tổn thương vì bất kỳ nguyên nhân nào sẽ dẫn đến hạn chế tầm nhìn, nhìn không chính xác và có thể khiến con người bị mù lòa.

Hiện tại, việc thay giác mạc cho người bị tổn thương đang chờ nguồn từ những người hiến tặng giác mạc. Tuy nhiên tình trạng này luôn nằm trong trạng thái khan hiếm. Thống kê của Tổ chức y tế thế giới cho thấy con số 5 triệu người mù vĩnh viễn bởi căn bệnh này. Do vậy, thông tin về việc các nhà nghiên cứu có thể tạo ra giác mạc nhân tọa 3D đã mang tin vui và mở ra cơ hội cho nhiều bệnh nhân.

giac mac 1

Theo một chuyên gia nghiên cứu, việc tạo ra giác mạc nhân tạo không hoàn toàn thay thế việc hiến tặng giác mạc mà nó nhân lên cơ hội cho người bệnh. Bởi thay vì trước đây một giác mạc hiến tặng sẽ thay thế chỉ cho một bệnh nhân. Thì nay, từ một giác mạc gốc ấy có thể nhân lên 50 giác mạc nhân tạo thay thế cho 50 người bệnh.

Các nhà nghiên cứu sẽ sử dụng dữ liệu quét mắt bệnh nhân để in một giác mạc nhân tạo vó kích thước tương đồng với hình dạng giác mạc ban đầu đó. Và một ưu điểm khi giac mạc không có mạch máu như các bộ phận mô khác của cơ thể con người nên quá trình cấy ghép khá dễ dàng, đơn giản hơn.

Một khảo sát năm 2016 về thực trạng ghép giác mạc toàn cầu cho thấy cứ 70 bệnh nhân có nhu cầu ghép giác mạc thì chỉ may mắn có một người được tiến hành phẫu thuật. Tác giả của nhóm khảo sát cũng đưa ra quan điểm công nghệ sinh học có thể trở thành một phần thiết yếu để giải quyết nhu cầu bức thiết đó và đó là “khoảng trống” cho công nghệ 3D vào cuộc. Tuy nhiên nhóm tác giả nghiên cứu cũng kết luận phải cần một thời gian nữa người bệnh mới có thể tiếp nhận được sản phẩm giác mạc nhân tạo từ công nghệ 3D này.