wifi chua

Bảo mật wifi, tránh những kẻ thích dùng “chùa”!

Việc trả tiền nhà mạng để sử dụng wifi là việc đương nhiên. Nhưng không ít người lại không muốn mất tiền nhưng vẫn muốn xài nên tìm cách táy máy, “câu trộm” wifi của nhà hàng xóm. Do đó, để tránh nguy cơ bị cùng “chùa” ấy cũng như liên quan tới thông tin cần bảo mật thì chủ sở hữu cần hết sức cẩn trọng.

Có nhiều cách để phương thức bảo mật wifi trở nên hiệu quả và khá dễ dàng. Chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin để chủ sở hữu có thể thực hiện để đảm bảo cho hệ thống wifi của mình.

Đổi pass thường xuyên

Với bất kỳ hệ thống sử dụng nào dùng password truy cập đều được khuyến cáo cần thường xuyên thay đổi password, ít nhất trong thời gian 3 tháng phải thay đổi một lần. Cách thức này có lẽ là đơn giản nhất để chủ sở hữu wifi có thể hất tung những kẻ thích “xài chùa” ra khỏi hệ thống của mình.

Cách cài đặt và thay đổi pass có thể sử dụng trong cài đặt router hoặc thay đổi pass được hướng dẫn trong sách hướng dẫn đi kèm thiết bị của người sở hữu. Ngoài ra, chủ sở hữu cũng có thể nhanh chóng tìm kiếm qua internet với công cụ Google, mọi thao tác hướng dẫn chi tiết sẽ hiển thị với thiết bị mà người dùng cần tìm kiếm. Quan trọng nhất, trong password khi cài đặt hãy cố gắng tuân thủ theo phương châm: Đơn giản và dễ nhớ với chủ sở hữu nhưng lại phức tạp, khó đoán và không thể ngờ với người bên ngoài.

Password ban đầu của những thiết bị router thường được in ra và dán cùng thiết bị. Do đó, khi đưa vào sử dụng nhất thiết phải lập tức đổi pass để tránh lộ pass với những người tò mò đến nhà chơi và thấy được thông tin pass, họ sẽ ghi nhớ và về nhà sẽ truy cập.

Chú ý cài đặt

Trong phần cài đặt của thiết bị router sẽ có những cài đặt khác, cần chú ý. Dạng password đầu tiên cần thay đổi chính là pass để vào phần cài đặt. Thay đổi pass này để tránh có người có thể truy cập được vào phần cài đặt và tự ý thay đổi hệ thống pass của wifi.

Do vậy, khi bắt đầu sử dụng thiết bị router, chủ sở hữu sẽ cần thay đổi với 2 loại password. Đó là pass truy cập vào phần cài đặt thiết bị và pass để dùng cho việc kết nối wifi. Thay đổi song hành hai pass để đảm bảo bảo mật được tốt nhất.

Thường xuyên cập nhật các phiên bản nâng cấp cho thiết bị để router đảm bảo hoạt động với độ bảo mật tối ưu nhất.

Tùy vào mỗi thiết bị định tuyến mà có những hướng dẫn chi tiết khác nhau. Người dùng có thể căn cứ vào sách hướng dẫn hoặc tìm hiểu trên trang thông tin của thiết bị.

Phần quan trọng nữa trong thiết bị cài đặt có mục “ẩn” mạng. Lựa chọn chế độ này sẽ khiến những người ngoài không thể dò quét thấy tên truy cập wifi của người dùng bằng thiết bị của họ.

Tuy nhiên, khi cần kết nối một thiết bị mới với mạng wifi thì lại cần thao tác nhập thủ công SSID. Tuy vậy, đó cũng là một phương thức hữu ích để tránh tối đa được việc lợi dụng của những kẻ chuyên đi săn wifi “chùa” và gây ảnh hưởng cho người dùng.

Một vài cách bảo mật wifi khác

Ngoài những cách áp dụng với thiết bị trên, người dùng cũng có thể sử dụng đến các công cụ hỗ trợ để ngăn chặn những vị khách không mời, thích xài “chùa” wifi. Người dùng có thể nhờ sự trợ giúp của ứng dụng của các app trong thiết bị di động Android  hoặc iOS như Fing; các thiết bị windows có Acrylic Wifi hoặc các thiết bị macOS có Who is on my wifi.

Toàn bộ những app này đều được tải miễn phí cho những mục đích sử dụng phi thương mại và các thao tác thực hiện khá đơn giản, dễ dàng.